Mầm bệnh từ những thực phẩm chay không được bảo quản, chế biến đúng cách

Nhiều thực phẩm rau củ khi còn sống hoặc chế biến không kỹ sẽ chứa những chất độc gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho gia đình cũng như chính bản thân của chúng ta thì cần nên hạn chế các loại thực phẩm sống, hay thực phẩm nấu tái. Chính vì thế, người nội trợ cần nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thực phẩm để tránh gây ngộ độc cho bản thân và người khác. Dưới đây VN Cooking sẽ giới thiệu những loại thực phẩm rau củ có chứa độc tính nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chế biến kỹ.

1. Sữa đậu nành

Trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố. Khi sữa đậu nành được nấu đến khoảng 80°C, chất saponin trong đậu nành gặp nóng sẽ bị giãn nở và bọt nổi lên tạo thành hiện tượng “sôi giả”. Điều đó sẽ gây ngộ độc khi sử dụng. Thường là sau khi ăn từ 0,5 – 1 giờ có thể phát bệnh. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa.

Để ngăn ngừa ngộ độc sữa đậu nành sống, chúng ta cần đun nóng đến 100 ° C, Lúc này có thể an toàn sử dụng sữa đậu nành.

2. Củ sắn (khoai mì)

Trong củ sắn có chứa nhiều chất tinh bột có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, củ sắn khi còn sống có chứa chất glucosides cyanogenic, kích thích sản sinh ra chất hydrogen cyanide rất độc. Nếu ăn củ sắn sống chưa qua chế biến sẽ gây hại đến sức khỏe hoặc có thể tử vong.

Chúng ta nên luộc sắn chín kỹ rồi mới được ăn để đảm bảo an toàn. Trong quá trình luộc, mở nắp ra nhiều lần để các chất độc bay hơi bớt. 

3. Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. 

Do vậy để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi.

4. Cà tím

Trong trái cà tím có chứa chất solanine. Đây là một chất có khả năng làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể người chúng ta và hàm lượng có trong trái cà còn sống cũng rất cao, nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc. Nên nấu chín thật kỹ rồi hãy sử dụng.

Tuy nhiên, chất solanine không bị tan trong nước nên khi nấu có thể cho thêm một ít giấm ăn để loại bỏ chất solanine có trong trái cà tím.

5. Măng

Trong búp măng có tồn tại chất glucid. Chất này khi được đưa vào dạ dày sẽ tiếp xúc với vị chua có trong dạ dày và tạo thành axit, có khả năng gây ngộ độc nếu sử dụng nhiều.

Để đảm bảo an toàn thì măng khi hái về đem cắt lát mỏng và luộc sơ qua với nước sôi. Khi luộc nước đã sôi nên mở nắp ra để các độc tố bay hơi đi, để luộc khoảng 10 phút là có thể vớt ra.

6. Nấm

Nấm là thực phẩm rau củ chứa nhiều các vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa và dễ gây ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín kỹ.

Nếu chế biến những món từ nấm thì nên chú ý nấu chín, không được để sống, hay tái vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình bạn.

7. Cà chua xanh

Giống như khoai tây mọc mầm, cà chua xanh chứa chất độc solanine, nôn mửa, gây đau đầu chóng mặt… 

Do đó, khi chế biến cà chua, hãy gạt bỏ hạt cà chua và hãy nhớ rằng: ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.

8. Củ cải trắng

Trong thành phần của củ cải trắng có chứa furocoumarins – độc tố có nồng độ cao ở lớp vỏ, gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. 

Vì vậy, khi chế biến củ cải trắng, hãy gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng để tránh độc.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên của VN Cooking. Hy vọng các bạn đã có những kiến thức bổ ích từ bài viết trên.

Tags:

Blog related

Hot recipes